Administrator

Tin tức - 05/06/2019 - 430 Lượt xem

Khám Phá Kinh Thành Cổ Lam Kinh Thanh Hoá

Di tích Lam Kinh ở huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá gần 50km về phía tây bắc. Di tích lịch sử này gắn với trang sử ghi rõ là sau khi Lê Thái Tổ lên ngôi hoàng đế và đóng đô ở Đông Kinh, tức Thăng Long, đã cho xây ở quê hương một thành lớn thứ 2 được gọi là Lam Kinh.

Về phía bắc, thành Lam Kinh dựa vào núi Dầu (Du Sơn), phía nam nhìn ra sông Chu và qua dòng sông chu khoảng 900m là dãy núi Chúa (chủ Sơn) làm tiền án; phía đông là dãy Phú Lâm và núi Ngọc Xếp hình cánh cung; phía tây là núi Hướng và núi Hàm Rồng. Thành có chiều dài 341m, chiều ngang 254m.

lam kinh

Mặt thành phía bắc được xây theo hình cánh cung, tường thành chỉ dày trên 1m. Các công trình trong thành được xây theo trục nam – bắc trên đồi Gò có hình “Vương”. Về mặt trước của thành trên 100m là cổng vào, móng tường được xây sát bờ sông Ngọc (con sông Đào) dày 1,8m. Qua tường khoảng 10m đến sông Ngọc rộng 20m.

Một cây cầu cong được bắc qua sông gọi là Tiên Loan; trên cầu có lầu và qua cầu 50m là đến một cái giếng hình chữ nhật; tiếp đó là một cái sân khá rộng rồi đến Ngọ Môn. Chính giữa cổng hai bên lối vào có hai con vật bằng đá giống hai con nghê đứng trên bệ hình chữ nhật, đầu vươn về phía trước có dáng vẻ đứng canh phòng. Cầu được thiết kế theo lối kiến trúc độc đáo phổ biến ở các nước trong khu vực, là thượng gia hạ kiều nghĩa là trên nhà, dưới cầu.

cố đô lam kinh 1

Tại khu hoàng thành, cung điện và thái miếu của kinh thành Lam Kinh vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay, nơi đây được bài trí các bàn cờ gồm khu ngọ môn, sân rồng, chính điện, Thái Miếu,…

Với du khách thăm quan thành cổ Lam Kinh sẽ được nghe kể chuyện truyền kỳ về cây ổi cười, tạo nên những huyền bí cho vùng đất Lam Kinh. Du khách chỉ cần dùng tay chạm nhẹ vào cây ổi, sẽ thấy toàn cây rung lên một một cơn gió thổi qua. Chuyện cây ổi cười bắt đầu từ 10 năm trước khi 1 du khách vô tình phát hiện, không chỉ toàn cây rung lên khi đụng vào mà cây ổi còn mang đến cho du khách cảm giác khác lạ tâm hồn nhẹ nhõm, và tĩnh tâm.

cố đô lam kinh 2

Tại quần thể lăng mộ, du khách sẽ trông thấy cây lim cổ thụ có tuổi thọ 600 năm tuổi, chiều cao nhất nhì rừng Lam Kinh nên được dân vùng đặt tên “cây lim hiến than”

Sự tồn tại của cây Lim này có gắn với truyền kỳ như sau: thuở xưa, cây lim này còn đang xanh tốt, bỗng chốc trút hết mọi lá khi phục hồi chính điện Lam Kinh được xây dựng năm 2010. Thân và cành lim ước lượng đủ kích thước để làm một bộ gồm: cột cái, cột quân, cột góc và tượng lương cho công trình xây dựng cung điện trong tháng 10 năm đó.

cố đô lam kinh 3

Đường kính cây lim trùng với chân đá tảng cột cái (tầm 0,8m), phần ngọn tầm 0,65cm, vừa chân đá tảng cột quân. Sự trùng hợp ngẫu nhiên này được đồn đoán rằng cây lim này sinh ra để thực hiện sứ mệnh 600 năm sau là dựng nên cung điện cho hậu thế sau này.

cố đô lam kinh 4

Trên đây là hai truyện kỳ về vùng đất cổ Lam Kinh mà du khách sẽ được nghe trong chuyến thăm quan. Bạn không chỉ được sống lại những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn trải nghiệm cuộc sống dân dã nơi cố đô. Khi có dịp du lịch Thanh Hoá, bạn hãy ghé thăm quan vùng đất cố đô Lam Kinh nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946