Administrator

Tin tức - 17/11/2018 - 528 Lượt xem

Cuộc Sống Trên Sông Nước Miền Tây

Hiện cuộc sống trên sông nước của người dân miền Tây đã trở thành đề tài được nhắc đến khá nhiều trong thơ văn. Được nhiều du khách đến thăm quan, tận hưởng những bầu không khí trong lành hiếm khi gặp tại nhiều nước trên thế giới. Nhiều gia đình người Việt ở Miền Tây Nam bộ vẫn quen thuộc việc lênh đênh trên chiếc ghe “thương hồ” này. Trong số có nhiều gia đình khởi đầu với chiếc xuồng, từ xuồng chuyển đổi cuộc sống bằng ghe mà từ từ đổi đời thịnh phát.

Với cuộc sống trên sông nước, họ đã coi chiếc xuồng hay ghe mà họ buôn bán thường ngày trên sông nước là ngôi nhà trôi nổi lưu động. Khi nhu cầu buôn bán phát triển, xuồng, ghe là phương tiện thiết yếu hơn ngôi nhà trên đất liền. Nhiều ghe lớn trang bị cả phòng ngủ, phòng khách, tủ thờ, trường kỷ danh mộc, thậm chí còn có khu vườn hoa, cây kiểng nho nhỏ ở trước mũi hay sau lái ghe.

cuộc sống sông nước miền tây

Hình ảnh: cuộc sống trên sông nước

Nghề buôn bán trôi nổi trên sông nước miền Tây Nam bộ đã mặc nhiên hình thành một triết lý thục tế và một “văn hoá trường giang” đặt biệt từ bao thời gian qua:

“Đạo nào vui bằng đạo đi buôn,

Xuống biển lên nguồn, gạo chợ nước sông.”

Vận tải thuỷ là ngành nghề được người Minh Hương khai thác sớm hàng đầu, sông song với việc lập chợ và chành vựa. Đi đầu việc khai thác ngành nghề này vẫn là người Tiều bốc vác và chịu khó và giỏi giang.

Xưa kia vào các thập niên đầu thế kỷ 20, công ty tàu khách của chú Hỉ làm bá chủ trên các sông nước Hậu Giang. Tàu nối liền tuyến đưa rước khách đến Sài Gòn sau khi vòng qua biển Cần Giờ. Tuyến đường của tàu khách rất dài nếu tính từ Sài Gòn, tàu ra biển vào cửa Tiền Giang ghé lại Mỹ Tho, qua Cần Thơ tại Ngã bảy Phụng Hiệp, xuống Bạc Liêu ghé Phước Long, qua ngã tư Phó Xinh thẳng ra Cà Mau. Hành trình kéo dài từ 2 ngày 3 đêm đến 4 ngày 3 đêm, tuỳ theo con nước và tốc độ giòng kéo. Tàu không phải chạy riêng lẻ một mình, ngoài chờ khách còn giòng kéo theo hàng chục ghe chài (thời xưa ghe chài chưa có máy chạy riêng) chở lúa, nông sản hoặc các lọia nguyên liệu, hàng hoá… từ hàng chục đến trăm tấn, đến các thị trường trung tâm miền tây như thị trường lúa chợ Mới (An Giang), Sa Đức hoặc chợ Lớn (Sài Gòn).

Tàu chờ khách nằm ngủ, nghỉ trên ghế xếp thoải mái, chỉ có một sạp sau lái trên boong dành cho khách đi hai, ba người dạng gia đình có con nhỏ, nằm được thẳng lưng. Trên tàu có bán cơm dĩa với các món xá xíu, thịt gà luộc, vịt và heo quay chang dầu mè, nước tàu vị iểu hay xì dầu, ăn giữa trường giang lộng gió rất ngon miệng.

Để giúp cho phố thị thêm vui, người Minh Hương góp phần cất chợ, phố lầu, chành vựa (hàng xén, tạp hoá), nhà hàng cao lầu… Đi ăn cao lầu là nhiềm vui khoái khẩu, thích thú vì được ăn ngọn, ăn sang, ăn nhiều, mát mẻ của mọi người dân từ thị tứ tới thôn quê miền Nam.

cuộc sống miền tây

Hình ảnh: duyên dáng người Miền Tây

Ngoài phố chợ, cuộc sống trên sông nước khi làm ăn được thăng tiến khá giả, người Minh Hương lập bang hội để sinh hoạt vơi nhau, giữa những người cùng quê xứ, góp công sức lập chùa cầu phước, cũng là nơi để làm hội quán, lập bệnh viện để giúp người nghèo đau yếu, cô quả.

Tóm lại, người Minh Hương góp công sức lớn cho xã hội Miền Nam từ nhiều thế kỷ qua và những người Minh Hương tiên phong qua định cư ở Nam bộ nước ta cũng là người khai phá đầu tiên cùng người Việt chính thống.

Ngày nay, xã hội Miền Nam có nhiều nét sinh hoạt đặc thù về kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng cũng do sự góp phần tạo dựng của những người qốc từ Quảng Đông, Triều Châu, Hẹ, Phước Kiến…


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946