Administrator

Tin tức - 22/08/2019 - 340 Lượt xem

Tiếng Khèn – Nét Đẹp Văn Hoá Của Người Dân Tộc Việt Nam

Tiếng Khèn thường xuất hiện trong nhiều lễ hội của người dân tộc Việt Nam. Khèn qua những động tác đã để lại ấn tượng khó quên với người xem. múa khèn vào dịp lễ, tết là một trong những phong tục truyền thống đặc trưng, thể hiện nét đẹp của người dân tộc Mông.

Là một nhạc cụ có từ trước công nguyên, khèn đã được người dân cổ xưa ở Việt Nam thổi trong những cuộc lễ hội ở thôn, bản hoặc trong những cuộc họp đông đảo. Đến nay, nhiều dân tộc vẫn dùng tiếng khèn để hoà nhịp.

Có nhiều loại khèn khác nhau, phân biệt theo số lượng ống, hàng âm và kích cỡ không giống nhau. Ống khèn được làm bằng tre, nứa nhỏ, bầu khèn làm bằng loại gỗ dẻo, cũng có thứ bàng vỏ bầu khô rỗng ruột. Số lượng ống thường là chẵn, từ 6 ống đến 12 – 14 ống. Trong các loại khèn, khèn của người Xá Phó (Ma Nhí) có số lượng ống ít nhất, chỉ có 5 ống. Lưỡi gà của khèn nói chung bằng đồng hoặc bằng tre. Cứ mỗi ống có một lỗ bấm để thổi thành một cao độ theo hàn âm của từng dân tộc.

tiếng khèn

Khèn là một nhạc cụ đa thanh, nên người ta dùng để đệm hát, múa, hoà tấu cùng với các loại nhạc cụ khác và độc tấu. Trong các dịp sinh hoạt dân gian khác nhau, khèn được dùng tuỳ theo những địa điểm, tuỳ theo phong tục của từng dân tộc. Người Êđê ở Tây Nguyên chỉ được dùng khèn trong nhà để thổi với bài nhạc buồn vào những buổi lễ tang. Còn ở ngoài nương rẫy thì người ta sử dụng khèn trong các buổi lễ hội đông vui…

Một số dân tộc ở miền núi phía bắc, người ta dùng khèn thoải mái hơn, như người Mông thì khèn theo họ khắp nơi vào ngày hội vui hoặc ngày có điều buồn. Như vậy, đối với người Mông khèn là loại nhạc cụ có khả năng biểu thị tình cảm vui buồn tuỳ trường hợp cụ thể, không hạn chế như ở một số vùng khác nhau.

Các loại nhạc cụ âm nhạc khác nhau của từng dân tộc không chỉ hấp dẫn đối với loại hình tour du lịch sinh thái ở các bản làng, điều cần khẳng định những loại nhạc cụ nói trên chính là những di sản văn hoá vật thể kết hợp với các di sản văn hoá phi vật thể hình thành những tài nguyên phong phú, đa dạng, có giá trị đáng quý mà ngành du lịch của đất nước đang trân trọng, tự hào và phát huy kết quả trong sự phát triển chung nền kinh tế.

Bộ văn hoá – thông tin đang làm thủ tục đề nghị tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của liên hợp quốc công nhận nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại và được chấp nhận, trong đó có nêu rõ vai trò của các loại nhạc cụ cồng chiêng đã nêu trên.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946