Administrator

Tin tức - 05/01/2019 - 434 Lượt xem

Thời Kỳ Hoàn Vương Củng Cố Vương Quốc Chăm Pa.

Sách văn hoá cổ ChămPa nhận định về thời gian 100 năm của triều đại Hoàn Vương như sau:

“Giai đoạn lịch sử 100 năm của Hoàn Vương là cả một thời kỳ lịch sử khá đặc biệt của vương quốc Chămpa. Suốt cả một trăm năm ấy, các vua có nguồn gốc phía Nam (vùng Kauthara và Panduranga) đã trị vì hay đúng hơn là có vị trí bá quyền đối với tất cả các tiểu vương quốc khác của Champa.

hoàn vương

Do có sự chuyển dời vị trí trung tâm quyền lực từ Bắc vào Nam, nên hầu như mọi bia ký hay những công trình xây dựng chính của Chămpa thời kỳ này chủ yếu tập trung ở Kauthara và Panduranga. Thậm chí là thủ đô của Chămpa, theo các tài liệu bia ký là Virapura, cũng được xây dựng tiếp trên cơ sở lâu đài cũ của các dòng họ vua chúa phía Nam. Cho đến nay chúng ta chưa biết vị trí của Virapura ở đâu, nhưng chắc là ở một nơi nào đó trong vùng Kauthara và Panduranga.

Cũng vì trỗi lên từ miền đất gần với Phù NamChân Lạp, nên trong đời sống chính trị và văn hoá của Hoàn Vương cũng có những khác biệt so với của các giai đoạn “Bắc Chăm”. Biểu hiện rõ nhất về sự khác biệt này là những quan hệ của Chămpa với nước Chân Lạp Láng Giềng và các dân tộc hải đảo Đông Nam Á (đặc biệt là người Giava).

Tính chất Vishnus giáo và Phật giáo trong đời sống vương quyền trở nên trội hơn so với Siva giáo. Tính chất Vishnu giáo và Phật giáo còn biểu lộ rất rõ nét qua những tác phẩm điêu khắc và kiến trúc Chămpa vào thời kỳ này. Không chỉ nội dung mà ngay cả phong cách kiến trúc và điêu khắc Chămpa thời Hoàn Vương cũng rất gần với phong cách đương thời của Chân Lạp và Indonesia”.

Mặc dù trỗi lên từ phía Nam, các tài liệu bia ký cũng như thư tịch cổ của Trung Quốc đều cho biết quyền lực của các vua Hoàn Vương không chỉ bó gọn ở phía Nam mà còn vương ra tân phía Bắc Chămpa. Một bằng chứng vật chất nữa chứng tỏ các vua Hoàn Vương có trị sở cả ở phía Bắc là dấu tích thành cổ ở vùng Quảng Nam, Đà Nẵng.

Sách Đại Nam nhất thống chí gọi thành này là thành cũ Hoàn Vương và chép: ” Thành cũ Hoàn Vương ở xã Thăng Bình, huyện Diên Phước, tục danh là vệ Thành”. Tương truyền, xưa kia Hoàn Vương dựng đô ở đây, cả ba mặt trước và hai bên tả hữu bị nước sông xói lỡ đã hết, chỉ còn một góc phía Tây Bắc mà thôi”.

Tuy chỉ kéo dài 100 năm, thời kỳ Hoàn Vương là một bước tiếp theo quan trọng trong quá trình hình thành và củng cố vương quốc Chămpa. Đến thời Hoàn Vương, lần đầu tiên trong lịch sử vương quốc Chămpa có một sự thống nhất dù chỉ là hình thức suốt từ Bắc đến Nam.

Vào năm 859, quốc hiệu của Chămpa lại đổi một lần nữa trong các thư tịch cổ Trung Quốc. Hoàn Vương được thay bằng Chiêm Thành (988-1471).

Theo Tân Đường Thư, người Trung Quốc bỏ tên Hoàn Vương mà dùng tên Chiêm Thành, có nghĩa là thành Chiêm để gọi Chămpa. Chỉ bắt đầu từ thời điểm này, người Trung Quốc mới gọi đúng tên Campapura (Thành Chămpa) đã xuất hiện lần đầu trong bia ký Mỹ Sơn từ năm 629 và trong bia ký Khmer vào năm 667. Cho đến khi vương quốc Chămpa không còn tồn tại nữa, người Trung Quốc và người Việt không dùng tên nào khác nữa ngoài tên Chiêm Thành để gọi Chămpa.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946