Administrator

Tin tức - 27/08/2019 - 616 Lượt xem

Thăm Quan Làng Nghề Làm Nón Lá Huế

Nón lá là một vật dụng khá quen thuộc trong gia đình dùng để che nắng mưa. Hình ảnh người con gái mặc áo dài tím thướt tha, tay cầm chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng đặc trưng của xứ huế mộng mơ. Khi đi du lịch Huế, thăm quan vùng đất cố đô bạn sẽ dể dàng thấy những cô gái Huế xinh đẹp thướt tha đội nón lá.

nón lá

Nếu bạn muốn tìm hiểu về làng nghề làm nón Huế và về nét văn hoá đặc sắc địa phương được lưu truyền qua nhiều thế hệ thì dưới đây sẽ là thông tin cần thiết danh cho bạn.

Nghề Làm Nón Lá Xuất Hiện Khi nào ?

Đến nay nghề làm nón chưa được xác định khởi đầu vào thời gian nào và ở địa phương nào. Nghề làm nón hiện đang được duy trì ở một số tỉnh trong nước với một số làng, xã nổi tiếng như làng nghề Tây Hồ , làng Kim Long, Hương Trà, Phú Cam huyện An Cựu tỉnh thừa Thiên Huế, làng Chuông – Hà Tây, nón làng Thổ Ngoạ tỉnh Quảng Bình.

Cấu Tạo Của Nón Lá.

Nón được làm từ ba loại vật liệu chủ yếu là tre để làm vành, được gọi là vót vành, lá nón để lợp và sợi móc để khâu. Hiện nay người dân đã dùng sợi ni lông để khâu.Tuy kỹ thuật khâu nón đơn giản song có hình dáng thanh thoát “nên thơ”, sử dụng bền, có tác dụng che nắng, mưa tốt hơn mũ.

Các Loại Nón Lá Hiện Nay.

nón lá 1

nón có nhiều loại: nón Tam Giang cho người lao, nón cho người giàu sang, nón tu lờ cho nhà sư, nón chéo vành cho người lính. Trải qua thời gian và ở các vùng đất có nhiều kiểu dáng nón khác nhau. Thời xa xưa có kiểu nón rộng vành, phẳng và lá lợp khá dày và nặng.

Kiểu nón hiện nay do được cải tiến cả về vật liệu và kết cấu nên kiểu dáng trông thanh thoát, nhẹ và duyên dáng, đặc biệt là quai nón không phải bằng mây hay lọt tre, mà bằng băng vải nhỏ, mềm mại, nhiều màu sắc.

Cách Làm Một Chiếc Nón Lá Huế ?

Để hoàn hành chiếc nón lá Huế hoàn chỉnh được nhiều người yêu thích thì phải trải qua 15 giai đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, dầy công, tinh tế. Bắt đầu từ việc chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến chằm để hoàn thành chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản. Chính vì sự tỉ mỉ từ li từng tí nên nón Huế luôn được nhiều du khách yêu thích hơn khu vực khác.

Nguyên liệu để làm nón của các làng nghề ở Huế là cây Bồ Quy Điệp được lấy trên rừng về. Người thợ làm nón chọn những lá non, màu xanh nhẹ, rồi mang về phơi sương qua đêm để màu lá dịu lại. Sau đó là nức vàng và ủi lá, lá phẳng, láng có màu trắng xanh đẹp nhất.

nón lá 2

Tiếp đó là chuẩn bị khung sườn, bố trí 16 nan tre đã vót cẩn thận và uốn quanh hình chóp.

Để hoàn thành chiếc nón lá đẹp thì người thợ phải làm 2 lớp lá và giữa những chiếc nón sẽ đề những câu thơ hoặc danh lam thắng cảnh và cô gái Huế. Để lợp lá cây lên khung thì người thợ phải có bàn tay khéo léo để lá không bị chèn lên nhau, giúp lá nón trở nên đều nhau, mỏng, thanh.

Làng Nghề Làm Nón Tại Huế.

Huế là xứ sở nổi tiếng về làm nón, có nhiều làng nghề được nhiều du khách yêu thích khi nói về làm nón như: Dạ Lê, Đốc Sơ, Phú Cam, Triều Tây, Kim Long, Sịa… nổi danh nhất là làng nghề Tây Hồ.

Là một làng làm nón nằm tại huyện phú Vang, bên dòng sông Như ý, cách tp Huế tầm 12 km về hướng Đông, nơi này người dân từ lớn đến bé, nam đến nữ đều biết làm nón.

Khi khách du lịch Huế thường ghé thăm quan làng làm nón Tây Hồ để tìm hiểu về quy trình tạo ra một chiếc nón đẹp đúng chuẩn. Trải qua bao năm tháng, dưới sự biến động của lịch sử, làng nghề làm nón Tây Hồ vẫn giữ được nét đặc trưng văn hoá địa phương, và ngành nghề cha truyền con nối qua bao đời nay.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946