Administrator

Tin tức - 17/11/2018 - 416 Lượt xem

Sự Hình Thành Và Phát Triển Văn Hoá Nam Bộ

Nam Bộ đã trải qua một quãng thời gian dài. Lịch sử văn hoá nam bộ đã trải qua nhiều giai đoạn thịnh vượng, phát triển đa dạng. Chỉ trong ba thế kỷ hình thành và phát triển, phần đất mới phương nam chẳng những nở hoa trái trên vùng đất màu mỡ, lần hồi xây dựng một nền tảng nông nghiệp sản xuất hàng đầu trong cả nước mà còn “nở hoa trái tươi thắm ngọt lành” cho văn học bảo tồn lãnh thổ và văn hoá dân gian thật sâu đậm, tuyệt vời.

văn hoá nam bộ

Hình ảnh: văn hoá nam bộ

Có thể nói là một nền văn hoá Nông Nghiệp phát triển, kể từ thế kỷ 19. Những làn sóng người di trú lập nghiệp khong chỉ mang theo những kinh nghiệm, vốn sống lao động chân tay mà còn về cả truyền thống đạo lý và sự nghiệp học. Ngay từ đầu thế kỷ 19 đã xuất hiện những nhân tài văn hoá nam bộ, bên cạnh những người có võ công lớn. Tiến Sỹ đầu bảng của nam bộ là Phan Thanh Giản.

Người có văn nghiệp lớn, trong hàng quan chức cao cấp ở triều đình là Trịnh Hoài Đức, bậc thầy đào tạo nhiều nhân tài là võ Thường Toản, xử sĩ của Gia Định thành, học giả uyên bác, có khả năng am hiểu và nói trên 20 ngoại ngữ, người có công lớn với quá trình phát triển của chữ quốc ngữ ngày nay và cũng là người được quốc tế bình chọn đứng đầu hàng ngũ 18 vị bác học trên thế giới vào thế kỷ 19 là Trương Vĩnh Ký. Danh nhân Nam bộ hàng đầu, ảnh hưởng lớn tới đạo lý làm người, tinh thần sĩ phu yêu nước, có nhiều tác phẩm giá trị cao để lưu truyền là Đồ Chiểu.

Cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu với truyện thơ Lục Vân Tiên đã làm rung động mọi con tim đất phương Nam duy trì đạo đức con người, tạo nên phong trào ngâm nga nhắc nhở đạo lý trong lòng quần chúng, từ đó xã hội phương nam vào thế kỷ trước đã hình thành một hiện tượng hiếm có: phong trào nói thơ Vân Tiên từ trong nhà ra ngoài ruộng, từ nơi vắng vẻ đến phố chợ, thị tứ đông người, mọi lúc mọi nơi.

Thơ Vân Tiên chuyển âm điệu hoà cùng với đàn độc huyền (đàn 1 dây duy nhất), thậm chí với cả đờn cò, và đặc biệt hơn nữa với loại đờn gáo (cấu trúc của gáo và sọ dừa) đơn sơ đặc thù văn hoá nam bộ, đã trở thành “ca khúc giáo dục quần chúng trong giải trí” giúp cho những người mù loà như tác giả truyện thơ này, một phương cách mưu sinh có hiệu quả ở giữa chợ thị tứ vào lúc đông người: một hình thức văn hoá dân gian mang tính xã hội không còn nữa, nhưng rất đáng được chú ý.

Với văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc và Hịch bắt chuột (Thảo Thử Hịch) cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu được các nhà trí thức khoa bảng đất bắc đánh giá cao, Xem cụ là người có tài văn chương xứng đáng vào hàng tiến sỹ và cụ được xem là “văn trạng của xứ Nam Kỳ”. Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc không chỉ là bài khóc cho nghĩa sỹ đã bỏ mình vì nước mà còn đề cao nghĩa dũng, tinh thần yêu nước và ý chí quật cường chống Pháp, thổi bùng lên ngọn lửa kháng chiến giành độc lập, tự cường ở đất Nam Bộ. Hịch Bắt Chuột là bài văn kêu gọi mọi nhà nông cùng tham gia tiêu diệt các loại chutooj phá hoại từ trong nhà ra ngoài ruộng.

Đây là một tác phẩm vui, ý nhị, thích hợp với đời sống quần chúng nông thôn, nhưng kỳ thật, chứa ẩn ý kêu gọi mọi người dân trong nước cùng tham gia chống tham nhũng phá hoại xã hội, cơ cấu chính quyền, cường hào ác bá và xu hướng tôn giáo đi ngược lại truyền thống đạo lý của dân tộc ta. Vì mục đích sâu sắc ấy của cụ Đồ, một số vị thức giả từ lâu nay đã đánh giá cao bài Hịch Bắt Chuột là bài văn mang tính giáo dục cộng đồng cấp cao, có giá trị đứng sau bài Hịch Tướng Sỹ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vào thế kỷ 13, trong thời kháng chiến chống quân Nguyên xâm lượt.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946