Administrator

Tin tức - 15/11/2018 - 419 Lượt xem

Sự Hình Thành Địa Danh Sài Gòn

Trong hàng thời gian qua, địa danh sài gòn đã khá quen thuộc với nhiều người, tuy ngày nay đã được đổi thành Hồ Chí Minh. Cái tên này đã ghi lại dấu ấn trong lòng nhiều người dân. Nữ sỹ Như Hiên đưa ra mấy giả thuyết về việc chuyển đổi âm tiếng từ Prei No Kor ra Sài Côn và tiếp theo là Sài Gòn.

địa danh sài gòn

– Người Miên ở Chân Lạp đọc là Prei Ko, còn người Miên ở lục tỉnh (nam Việt Nam) đọc PreiangKor, đọc tắt là Phằng Ko, ta phiên âm là Phù Côn, sau là Sài Gòn.

– Tiếng Miên Prei: là rừng, No Kor cây gòn. Prei No Kor là rừng gòn, đọc là Sài Gòn.

–  Tiếng Sài Gòn là dạng từ mới của tiếng Khmer do chữ Brainagar, theo Nguyễn Đình Đầu, địa chí VH – Tp HCM.

– Theo thuyết của Vương Hồng Sển trong ” Sài Gòn năm xưa”: Người Miên có nơi họ gọi dân việt là “Srock yuong (Srock là Sóc, buôn, làng hay cũng có thể là xứ, chữ Yuong họ đọc là Duồng do chữ Vương, ý của 4 từ An Nam Quốc Vương, chỉ vua người việt đọc nhanh là Sooc Duồng, do chữ Duồng nghĩa trên mà ta phiên âm là Sài Gòn.

Lý giải của Huệ Thiên về Prei No Kor chuyển qua địa danh Sài Côn và Sài Gòn. Với nhiều người, “Sài Gòn” không phải là cái tên đầu tiên mà những lưu dân việt Nam đã đặt ra một cách tuỳ hứng để chỉ cái xứ mà họ vừa mới đặt chân đến là xứ rừng Prej No Kor. Cái nét đặc thù kia ( đồn luỹ chung quanh có trồng gòn) cũng không phải là đã được họ khám phá ra liền lúc bấy giờ.

Tên đầu tiên mà họ đã dùng để chỉ xứ này là Rài Gòn phỏng âm theo địa danh Prej No Kor  của tiếng Khmer. Đó là một tên Nôm. Nhu cầu ghi tên Nôm bằng chữ Nôm đã đưa sự phát sinh của tên chứ “Sài Gòn”. Sự cộng tồn của tên Nôm và tên chữ trên cơ sở hai chữ Nôm và chữ nho hoàn toàn trùng nhau về tự dạng đã đưa đến ảnh hưởng của tên chữ đối với tên Nôm, của âm Nho đối với âm Nôm.

“Rài Gòn” có xu hướng trở thành “Sài Gòn”. Sự tồn tại của nhiều địa danh trở thành âm tiết “sài” đã giúp cho hình thức “Sài Gòn” dễ định hình do bị thu hút vào một hệ thống, cuối cùng nhu cầu thể hiện hàm nghĩa “”luỹ Gòn” đã là nguyên nhân quyết định cho hình thức “Sài Gòn” có thể tồn tại cái dạng ngữ âm này cho đến ngày nay.

địa danh sài gòn 1

Hình ảnh: địa danh sài gòn thời xưa.

Đồn thu thuế của chúa nguyễn đã được thiết lập tại khu vực Kar Krobey, về sau là bến Nghé (địa danh chuyển ngữ của người Việt), ở khoảng đầu đường Nguyễn Huệ, quận 1 bây giờ và còn có thêm một đồn thứ 2 ở xóm Gòn, vào khoảng giữa quận 5 hiện nay.

Như thế, sự kiện này có nghĩa là hình thức chủ quyền của nước ta đã được khởi xác lập tại vùng đất Nam bộ, dầu tiên là vùng Prej No Kor -tức Sài Côn hay Sài Gòn về sau.

Trong năm 1679, thêm một sự kiện chúa Nguyễn cho lập đồn dinh, – gọi là dinh điều khiển, một cơ sở ở Tân Mỹ (gần ngã 4 cống Quỳnh – Nguyễn Trãi ngày nay) nhằm bảo vệ lưu dân làm ăn sinh sống.

Năm 1690, chúa Nguyễn cho xây dựng thành Bát Quái và những công trình chính. Thành Bát Quái có hình hoa sen mở ra 8 cửa, có 8 con đường dọc.

Thời đó địa danh sài gòn, đất Prej No kor – Sài Gòn trong văn tịch là vùng rừng rậm hoang vu. Dân cư chẳng được bao nhiêu. Nơi này mới hình thành một bến sông, một phố chợ, hai cơ quan thu thuế, và là một ngã tư giao dịch buôn bán, cùng với một đòn luỹ chiến lược có cây Gòn bao quanh. Lần hồi, với sự phát triển nhanh chóng của người lưu cư, nơi này mới trở thành trung tâm hành chính.

Một sự kiện khác cũng cần lưu ý, tuy ở Trung Bộ thời này còn đế chế Chăm Pa, vẫn có liên hệ sâu sắc tới vùng đất mới khai mở ở phương Nam.

Vào năm 1631, nghĩa là 11 năm sau khi công chúa ngọc Vạn trở thành hoàng hậu nước Chân Lạp, em gái của Ngọc Vạn là Ngọc Khoa được chúa Nguyễn gả cho vua Chăm là Porome, bà này cũng trở thành hoàng hậu nước ChămPa.

Như vậy kể từ sau năm 1631, cả 3 nước Việt – Chăm – Chân lạp trở thành một nhà, dù rằng 2 nước Chăm – Khmer trong quá khứ từng là thù địch có thời gian như nuốt chửng lẫn nhau.

Trong tình hình 2 vua Chân lạp và Chămpa trở thànnh 2 “anh em cột chèo” và cùng là con rể của chúa Nguyễn, dân ba nước đi lại với nhau rất dễ dàng. Tất nhiên người Việt vào nam, đi bằng đường bộ xuyên qua quốc gia Chăm pa vô cùng thuận lợi.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946