Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích – văn hoá, lịch sử lâu đời được xây dựng vào thế kỷ XI. Hiện di tích này còn nguyên vẹn tại Hà Nội, ở phía nam kinh thành Thăng Long. Hiện nơi đây được xem là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Vì thế là địa điểm thăm quan, tìm hiểu lịch sử văn hoá nghìn năm văn hiến hấp dẫn của thủ đô Hà Nội.
I. Giới Thiệu Về Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Là một quần thể có diện tích 54.331m gồm hồ Minh Đường, vườn Giám và Nội Tự được bao bọc bởi các bức tường gạch vồ. Bốn phía công trình là phố: Quốc Tử Giám, Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu.
Văn Miếu được xây vào tháng 10 năm 1070 để làm nơi thờ các thánh hiền nho giáo. Sáu năm sau năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây dựng kề sau Văn Miếu, khởi đầu dùng để làm nơi học hành của các hoàng tử, về sau được mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong cả nước. Quốc Tử Giám cấp bậc đại học bây giờ, vào đời Trần năm 1236 đổi thành viện quốc học, tới đời hậu lê năm 1482 có tên là nhà Thái Học.
II. Thời Gian Mở Cửa Thăm Quan, Giá Vé Vào Cổng Văn miếu Quốc Tử Giám.
Thời gian mở cửa cửa Văn Miếu Quốc Tử Giám vào mùa hè (15/4 -15/10) mở cửa từ 7h30 – 18h00. Mùa đông (16/10 – 14/4 năm sau) mở cửa 8h sáng – 18h chiều.
Giá vé vào cổng là 30k đồng/lượt. Với người cao tuổi (60 tuổi trở lên), người khuyết tật nặng, người vùng xa, người có công cách mạng, học sinh, sinh viên được giảm giảm 50%. Với trẻ em, dưới 15 tuổi, người khuyết tật nặng được miến phí vé vào cổng.
II. Kiến Trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Hiện cổng chính của văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở địa chỉ số 58 phố Văn Miếu. Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong cũng có các lớp tường ngăn ra làm 5 khu. Khu thứ nhất, bắt đầu bằng cổng chính, trên cổng có đề 3 chữ Hán: Văn Miếu Môn. Dưới cổng là cặp rồng bằng đá mang phong cách đời Lê sơ, tức là vào thế kỷ XV.
Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn, mở ra khu thứ 2. Hai bên có hai cổng nhỏ, cũng với lối đi này du khách đến Khuê Văn Các, có nghĩa là gác có vẻ đẹp của sao khuê, sao chủ về văn học. Hai bên gác cũng có hai cổng nhỏ. Khu thứ 3 là khoảng từ Khuê Văn Các tới đại Thành Môn. Ở khu này có Thiên Quang Tĩnh là một hồ vuông, tên này có nghĩa là giếng trời trong sáng. Có tường bao quanh, hai bên hồ là hai khu vườn dựng các bia ghi tên một số người đỗ tiến sỹ từ nhiều thế kỷ trước.
Hiện thời chỉ còn có 82 bia. Bia cổ nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442 và gần nhất là bai khoa thi năm 1789 (ai đỗ đầu thi đình là được đậu trạng nguyên). Nếu tính đúng thì có trên 100 bia ghi tên mỗi vị theo từng khoá (vì 3 năm mới có một khoá thi đình). Do chiến tranh tàn phá, đến nay chỉ còn lại bao nhiêu đó thôi, trong số ấy có những tên lớn mà chúng ta luôn tôn kính như Ngô Sỹ Liên, Lê Văn Hưu (sử học), Lương Thế Vinh (toán học), Lương Nhữ học (nghề in), Lê Quý Đôn (bác học), Ngô Thì Nhậm (chính trị, quân sự).
Khu thứ tư ở bên kia cửa Đại Thành, có một sân rộng, hai bên là hai dãy nhà tả vu và hữu vu, được xây dựng làm chỗ thờ các bậc danh nho. Cuối sân nhà Đại Bái và Hậu cung được kiến tạo hoành tráng, đẹp lạ. Tại đây có một số hiện vật giá trị: Bên trái với chuông đồng đúc từ năm 1768, bên phải với khánh đá, trên mặt có khắc một bài văn mô tả công dụng của loại nhạc khí này.
Sau khu Đại bái là trường Quốc Tử Giám của đời Lê, một trường đại học vào thời ấy. Đến đời nhà Nguyễn, trường này được dời vào Huế, chõ này làm đền Khải Thánh thờ cha và mẹ Khổng Tử. Tuy nhiên, đền này cũng bị hư hại trong thời kỳ chiến tranh trước đây. Hiện Quốc Tử Giám là một địa điểm được nhiều khách du lịch Hà Nội ghé thăm quan, tìm hiểu về sự phát triển của trường đại học đầu tiên của Việt Nam, có dịp đến Hà Nội bạn hãy khám phá di tích này nhé.