Administrator

Tin tức - 17/11/2018 - 361 Lượt xem

Sự Phát Triển Của Người Minh Hương Tại Miền Nam

Sự phát triển người minh hương đã trải qua một quá trình lâu dài. Người Minh Hương đã phối hợp với người Việt lưu cư, vốn là những người sành nghề sống trên sông nước và số người có tay nghề đóng thuyền ghe tinh xảo, lập trại sản xuất các phương tiện chuyển vận đi lại trên sông biển. Họ tổ chức đóng những tàu vận tải lớn (ghe chài vận tải hàng trăm tấn, nay còn ở sông nước miền tây) và những thuyền gỗ đi biển (vẫn còn sử dụng cho đến bây giờ ở Vịnh Rạch Giá – hà Tiên: tàu hàng chở khách hàng tuyến Hà Tiên – Hàm Ninh; Hà Tiên – Rạch Tràm – Gành Đầu ở đảo Phú Quốc).

phát triển người minh hương

hình ảnh: phát triển người minh hương

Người Việt kinh nghiệm đóng những ghe hạng trung, xuồng ba lá để sử dụng len lỏi vào những sông rạch hẹp. Xuồng ba lá, tên chữ nho là tam bản là chiếc xuồng chỉ dùng ba tấm ván dài đóng ghép lại. Từ giữa thế kỷ 20, vào khoảng thập niên 1960 – 1970, khi có máy đuôi tôm, xuồng này được gắn động cơ vào, rồi phát triển thành loại ghe dài và lớn hơn, có trang bị mui che nắng mưa  để rước khác trên các thuỷ lộ liên quận, huyện, hay liên tỉnh gọi là tắc rán hay vỏ lãi.

Người Minh Hương đa số gỏi về buôn bán trên nước. Họ lập ra phố chợ để tiếp nhận, bày bán hàng hoá, cất trữ hàng hoá trong các vựa chành. Đặt biệt là những chợ ven sông, một nửa trên bờ, một nửa sản vươn ra trên mặt nước, để tiếp nhận trao đổi hàng hoá với các ghe tới lui buôn bán cho mau lẹ. Những chợ này thường chiếm cứ một địa bàn rộng lớn, tại các ngã ba, ngã tư, thậm chí tại các ngã năm, ngả bảy sông để giao dịch thuận lợi về các hướng ruộng đồng.

Sự phát triển người minh hương cũng lấy kinh nghiệm bán buôn trên các sông hồ Trung Quốc lập ra những “ghe thương hồ” hợp thành “chợ nổi” ở trên mặt nước tại các giao điểm sông ngòi, để buôn bán với nhau, tiêu thụ liền tauy không cần phải chuyển hàng hoá nông sản lên bờ.

Đây là kiểu buôn bán đặc thù chỉ có ở Miền Tây nam bộ, cho tới ngày nay, vẫn còn đông vui ở ngã bảy, Phụng Hiệp, Cái Răng – Cần Thơ, Trà Ôn, Long Xuyên, Cái Bè, Cà mau.v.v… nhưng không còn riêng của người Hoa mà là kiểu chợ nổi Việt Hoá đã từ khá lâu.

Những ghe lớn (ghe chài) bán nông sản thường chuyên một thứ do thu gọm tại các vùng rẫy chuyên canh đem tới chợ nỏi bán giá sỉ, bán mặt hàng nào, treo ngay mặt hàng đó lên đầu sào, gọi là cây bẹo, dựng trên mui, hoặc đầu mũi ghe. Những ghe nhỏ thương mua đi bán lại (đem về các chợ nhỏ ở những vùng nông thôn khác có nhu cầu tiêu thụ) nhìn đầu mũi ghe lớn mà tìm kiếm thức cần dùng, chèo tới thương lượng. Những cuộc mua bán ở các chợ nổi như vậy thịnh hành từ mấy thế kỷ trước, ngày nay vẫn còn náo nhiệt giúp cho rất nhiều người kể cả người Việt, có công ăn việc làm và trở nên giàu có lớn.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946