Administrator

Tin tức - 24/08/2019 - 399 Lượt xem

Nghề Làm Gốm Bát Tràng Cổ Truyền Của Người Việt Nam

Gốm là một trong những phát minh lâu đời của dân tộc Việt Nam, đồ gốm gắn bó mật thiết với đời sống cùng với sự ra đời của thương hiệu gốm Bát Tràng, dưới bàn tay khéo léo của nghệ nhân, từ những miếng đất sét trắng đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo thu hút nhiều người quan tâm.

Nghề làm gốm có lâu đời nhất là ở Bát Tràng của thành phố Hà Nội vào thế kỷ XV. Còn các tỉnh khác như Bắc Giang, có Thổ Hà, Phù Lãng, ở Vĩnh Phúc có Hương Canh, ở Quảng Ninh có Đông Triều, ở Thanh Hoá có Lò Chum, ở Hà Nội có Thanh Hà, Quảng Nam, ở Đồng Nai có Biên Hoà…

gốm bát tràng

Sản phẩm gốm sứ có bát, đĩa, ấm chén, đôn, châu, lộc, bình… Đến nay ngoài các sản phẩm trên còn có những sản phẩm khác như Lọ Chè, Lọ hoa, đèn gốm, vật liệu xây dựng cao cấp…

Các sản phẩm gốm Bát Tràng không chỉ được tiêu thụ trong nước, mà vào thế kỷ XVIII – XIX đã được tiêu thụ ở ngoài nước, không những tăng về chủng loại, mà còn tăng về màu sắc, hình dáng, chất lượng… Các nước ở châu Âu như Nga, Thuỵ Điển, Đức, Pháp, Thuỵ Sỹ… các nước Châu Phi, châu Đại Dương, châu Mỹ cũng có các mặt hàng gốm Bát Tràng, Việt Nam.

Về công nghệ sản xuất đồ gốm thô, các yếu tố đất nhiệt độ nung, tạo dáng… rất cần và còn cần về chất lượng, đó là màu men. Đã có thời gian dài một số màu đen độc đáo của gốm sứ Việt Nam bị thất bát, dần dần các nghệ nhân đã khôi phục lại để phát triển.

Hiện nay, sản phẩm gốm sứ của Việt Nam đặt biệt là gốm Bát Tràng thực sự là một mặt hàng mà du khách trong nước, quốc tế trong tuyến du lịch tìm mua để dùng và làm quà tặng. Trong các làng nghề truyền thống về đồ gốm, Bát Tràng là một làng nghề lâu đời và nổi tiếng trên bãi bồi sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm và nay là quận Long Biên, tp Hà Nội.

Lúc bấy giờ gốm Bát Tràng chỉ làm một mặt hàng duy nhất là gạch ngói để xây dựng. Nghề này có các công đoạn là: đấu và lọc đất từ đất sét có sẵn, đồng thời những sản phẩm này cũng có khác với các sản phẩm hiện nay. Phần lớn không có đất sét tại chỗ để sản xuất nên nhà sản xuất phải mua đất tại Hoà Bình, Hải Dương, Quảng Ninh,… vì vậy không thể có được đất thành phẩm ngay mà phải thực hành công động đấu và lọc cẩn thận.

gốm bát tràng 1

Công đoạn hai là đổ khuôn, tạo dáng và tiện sữa. Công đoạn này có tính quyết định đối với toàn bộ sản phẩm. Người thợ phải có tay nghề và kinh nghiệm. Do quá trình sản xuất đều làm thủ công, các thao tác của người thợ đều có tính quyết định, nếu một động tác của họ không chú ý thì sản phẩm có thể là quá dày hoặc quá mỏng làm cho nó méo hoặc không đồng đều.

Trước kia, người ta phải sấy khô sản phẩm bằng than củi, đã mất nhiều thời gian mà chất lượng cũng hạn chế. Hiện nay các lò sấy bằng than đá, bằng ga, đặc biệt là các công ty đã đầu tư xây dựng các lò sấy bằng khí ga, chỉ một số nhà sản xuất cá thể còn sử dụng lò sấy than đá cho phù hợp với quy mô sản xuất gia đình.

Sản phẩm sau khi đã sấy được đưa ra lau rửa sạch sẽ để chuẩn bị thực hiện công đoạn cuối là làm men và nung. Người nghệ nhân gốm Bát Tràng lành nghề sẽ tạo hoa văn, nung tiết theo mẫu lên sản phẩm, tráng men rồi đưa vào lò nung. Đối với đồ gốm Bát Tràng, chất men cũng có nét đặc biệt trong cách pha chế, cách định màu, định chất với các loại men khác nhau. Những loại men trắng rạn, men phục cổ, một số màu men bóng làm cho sản phẩm gốm Bát Tràng có ưu thế rõ rệt và người tiêu dùng thích chọn mua hơn một số đồ gốm khác.

Như đã giới thiệu những sản phẩm của làng nghề truyền thống của Việt Nam không những là mặt hàng của thị trường nói chung, trong đó khách đi tour du lịch kể cả du khách quốc tế mua để dùng hoặc làm quà tặng sau chuyến du lịch đến Việt Nam mà các làng nghề truyền thống còn là nhưng điểm du lịch định hướng của họ. Hiện nay, làng gốm Bát Tràng cũng là một trong những điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến đây để chiêm ngưỡng những thao tác khéo léo, tài hoa của người thợ gốm Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946