Administrator

Tin tức - 13/08/2019 - 339 Lượt xem

Lễ Kỳ Yên – Phong Tục Thờ Thần Ở Miền Tây

Lễ Kỳ Yên là một trong những lễ hội đặc sắc của người dân miền Tây nước ta. Kỳ Yên có nghĩa là cầu an. Theo phong tục tập quán của người dân địa phương miền Tây rất coi trọng việc thờ cúng thần linh.

Lễ Kỳ Yên phổ biến tại Cà Mau và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Được tổ chức hàng năm vào ngày 15, 16, 17 âm lịch ở khắp các đình làng trong tỉnh, song vào tháng nào lại tuỳ thuộc vào từng địa phương.

lễ hội kỳ yên

Bắt đầu lễ cúng là lễ thỉnh thần về ngày rằm bằng lễ rước kiệu. Về lễ vật có mâm xôi, bánh hỏi và heo quay. Theo đám rước là các đội múa lân và địa, vừa đánh trống lẫn tiếng nhạc lễ thâu đêm. Khách cúng xong là xuống trai đường ăn cỗ làng rồi đi dự hát bội có thể từ trưa đến tối, từ tối đến đêm thâu và ngày sau dự hát tiếp, trên khán đài không khi nào vắng bóng khách dự.

Cũng như các làng ở Nam Bộ đều có đình làng thờ thần nên lễ Cầu Yên gọi là lễ Kỳ yên được tổ chức ở đình làng nơi thờ thần, người có công lớn được dân làng xây đình để thờ hoặc được các triều vua ban tặng sắc tứ, hoặc là nhân vật thần thoại được suy tôn.

Trong lễ Kỳ Yên, có những vở tuồng đặc sắc được dàn dựng công phu thu hút nhiều mọi lứa tuổi và khách du lịch Cà Mau. Ngày diễn ra Lễ hội sớm trở thành thời điểm được nhiều người mong chờ nhất. Và lễ hội là một nét văn hoá độc đáo của người dân miền Tây sông nước Cửu Long và là món ăn tinh thần không thể thiếu được.

Cuộc sống luôn có nhiều biến động, cái mới ra đời thay thế cái cũ vì thế nhiều lễ hội xưa đã không còn giữ được bản chất hoặc bị phai tàn. Làng quê nông thôn đã thay đổi, trải qua hàng trăm năm, nhưng hội đình vẫn mở giữa mùa xuân và lễ Kỳ Yên vẫn được diễn ra tưng bừng rộn rã.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946