Administrator

Tin tức - 16/11/2018 - 383 Lượt xem

Kinh Tế Trên Sông Nước Miền Tây Nam Bộ

Đề tài kinh tế sông nước trong những năm qua được nhiều người dân miền nam quan tâm. Sông nước miền Tây Nam bộ có những đặc thù riêng cho một vùng đất không ngừng mở mang. Ngay từ thuở mới khai hoang vỡ đất lên vồng trồng trọt, các cư dân có những nguồn gốc khác nhau đã có ý thức sống hoà đồng. Khi ác thú bị con người săn đuổi và rừng sâu biến thành dạng ruộng đồng phì nhiêu, mọi cư dân đều nổ lực cùng nhau phát triển kinh tế tự túc và làm giàu cho chính mình cũng như cho cả vùng thôn làng xã hội.

kinh tế sông nước

Hình ảnh: kinh tế sông nước

Sông nước chằng chịt không phải là một trở ngại mà là môi trường thuận lợi giúp cho người dân miềnTây Nam Bộ phát triển dạng hình kinh tế hiếm có. Ở đó người dân Việt và người Minh Hương đã sát cánh với nhau như môi với răng ngay từ thuở ban đầu chung sống cùng khai mở vùng đất hoang vào những thập niên cuối của thế kỷ 17.

Ngày nay, gần như người ta không còn biết đến người Minh Hương nữa, vì đã coi nhau là người Việt thuần thành từ khá lâu. Có lẽ ở đây, cần phải nhắc là nguồn gốc…

Phía đông bắc Trung Quốc thời xưa có một xứ gọi là Mãn Châu của giống người Nữ Chân. Ở đời nhà Tống (Trung Quốc), người nữ Chân được xây dựng một nước lớn là nước Kim được 120 năm. Sau nước này bị nhà Nguyên (Mông Cổ) lấy mất, đặt vạn hộ phủ để cai trị.

Sau khi nhà Minh (Trung Quốc) nổi lên dứt được nhà Nguyên, tuy ở Mãn Châu nhà Minh có đặt vệ địa (vùng đất trú đóng quân binh ở biên giới) nhưng cư dân xứ này vẫn được tự trị. Vào thế kỷ thứ 16, tộc người này trở nên hùng mạnh và có vua là Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Cuối đời nhà Minh, Trung Quốc có nội loạn, giặc sấm Lý Tự Thành đánh lấy Bắc kinh. Vua nhà Minh là Sùng Trinh Tuẫn tiết. Một tướng nhà Minh là người nông nổi, tên là Ngô Tam Quế chạy lên phía bắc mượn binh Mãn Châu về đánh dẹp được giặc Sấm, thế nhưng quân Mãn Châu chiếm cứ luôn cả nước Trung Quốc.

Vua Mãn là Thuận Trị đổi đời nhà Minh thành nhà Thanh, bắt sửa đổi các lễ giáo phong tục Trung Quốc phải theo lề lối của người Mãn. Một sự kiện làm cho người dân tộc Hán phản đối, coi là một lệ tục lạ thường, là chuyện gọt đầu để chỏm mà tóc thắt “đuôi sam”. Về sau, khi vua Lê Chiêu Thống nước ta chạy sang Trung Quốc cũng bị bắt buộc làm như thế, có cả thảy 10 quan theo hộ giá đều bị quan nhà Thanh là Phúc Khang bắt đổi áo, gióc tóc như mọi người nhà Thanh. Lê Quýnh phản đối ngay: “đầu chúng tôi có thể chặt được, chứ tóc không gióc, da có thể lột được, chứ áo không đổi.” vua nhà Thanh khen lê Quýnh là trung thần nhưng vì không chịu gióc tóc nên bị chiếu tội vi mệnh phải giam mãi mãi.

Kinh tế sông nước miền tây nam bộ khá đa dạng. Những người ra nước ngoài thường dùng thuyền lớn vượt biển lớn xuống các nước phương nam xin tá túc định cư như Philippinees, Malaysia, đảo Borneo, Java, Sumatra (indonexia ngày nay) gần nhất là Đại Việt nước ta và Chân Lạp, Xiêm La.

Hai đợt người đến nước ta được coi là quan trọng, có ảnh hưởng sâu xa lâu dài tới ngày nay là đoàn người gồm 3000 quân dưới quyền chỉ huy của Long Môn Dương Ngạn Địch ở Quảng Tây và tổng binh ba Châu Quảng Đông Trần Thượng Xuyên, cùng nhóm người ở Phủ Lội Châu tỉnh Quảng Đông của Mạc Cửu, vào cuối thế kỷ 17.

Hai đoàn người này đã góp công sức to lớn trong việc mở rộng lãnh thổ “đất Gia Định” (đất phương Nam) và phát triển dân sinh cùng văn hoá kinh tế cho nhiều tập thể dân cư khác nhau tại một nơi vẫn còn rừng rú, với nhiều ác thú và ma thiêng nước độc.

Họ đến vùng đất này với tinh thần “giã từ vũ khí” và “tìm đất sống phát triển kinh tế thương mại”. Lúc đầu vì là tôi dân của nhà Minh, họ được gọi là Minh Hương, nghĩa là người có quê hương thuộc nhà Minh, Trung Quốc. Về sau, ý nghĩa Minh Hương được chỉnh lại do Trịnh Hoài Đức, hậu duệ của lớp người đầu tiên, khi làm quan triều Nguyễn, đi sứ sang Trung Quốc đổi lại là “hương thơm trong sáng” để tránh sự “lấn cấn” về ngoại giao với nhà Thanh.

Trong giai đoạn đầu của thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, những người từ quê hương nhà Minh tới vùng đất mới có tham chiến, hợp đoàn quân với chúa Nguyễn bình định các vụ gây hấn, quấy rối của người thổ dân Chân Lạp, giữ gìn lãnh thổ mới khai phá và mở rộng ra.

Giai đoạn sau tình hình kinh tế sông nước, các hậu duệ binh tướng nhà Minh cũ không ngừng khai khẩn, trồng trọt, mở rộng thương nghiệp trên sông nước, ngày càng hiệu quả cao. Các cuộc khuếch trương thuơng mại, trong đó nhiều ngành sản xuất truyền thống của Hán tộc, theo bí truyền ở các nơi miền nam Trung Quốc, vốn được các gia binh mang theo trong khi rời bỏ quê hương, được tiến hành tại nhiều nơi trong vùng đất mới, từ miền Đông đến miền Tây Hậu Giang.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946