Administrator

Tin tức - 14/03/2019 - 468 Lượt xem

Khám Phá Di Tích Thành Cổ Hà Nội

Từ nhiều thời đại nhà Lý, thành Thăng Long được xây dựng trên vị trí của thành Đại La. Đến các triều đại nhà Trần và nhà Hậu Lê, thành cổ Hà Nội vẫn ở trên các vị trí cũ có tu sửa qua nhiều đợt. Khi nhà Nguyễn định đô ở Phú Xuân (Huế), thành Hà Nội trở thành Tổng Trần Bắc nên quy mô của thành cổ Hà Nội trở nên nhỏ hơn.

Về kết cấu của thành cổ Hà Nội có 3 vòng gồm: Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm Thành, nơi này là dinh thự của nhà vua, hoàng hậu và số cung tần mỹ nữ ở Qua các triều đại, thành này có tên như sau: Cung Thành vào triều nhà Lý, Long Phượng Thành vào triều nhà Trần; Tử Cấm Thành vào triều đại nhà Hậu Lê. Cửa duy nhất giữa Tử Cấm Thành và Hoàng Thành là Đoan Môn.

thành cổ hà nội

Vòng thứ 2 (ở giữa) là Hoàng Thành, khu  triều chính là nơi ở và làm việc của các đại thần trong triều. Giữa Hoàng Thành với khu triều chính có rất nhiều cửa, đến nay chỉ còn một cửa là Bắc Môn hiện ở phố Phan Đình Phùng.

Vòng thành ngoài cùng được đắp bằng đất gọi là Kinh Thành. Nơi đây dân cư ở, sinh sống hàng ngày. Nối giữa kinh thành với bên ngoài có nhiều cửa. Đến đầu thế kỷ XX vẫn còn có năm cửa ô là ô Chợ Dừa, ô Đống Mác, ô Cầu Dền, ô Cầu Giấy và ô Quan Chưởng. Đến nay chỉ còn lại cửa ô Quan Chưởng với tên cổ là “Đông Hà Môn”, tức là cửa cho thuyền ra vào bến sông và một số đoạn thành đất của Kinh Thành cổ còn lại như đường Đại La, đường Hoàng Hoa Thám, La Thành.

Một số công trình trọng điểm của thành cổ Hà Nội gồm có:

Bắc Môn (Cửa Bắc) là cổng duy nhất còn lại trong khu Hoàng Thành thời nhà Nguyễn, là nơi qua lại giữa Hoàng Thành – khu triều chính và Kinh Thành. Bắc Môn hiện nay đã hoàn tất việc trùng tu tôn tạo để thu hút khách đến thăm quan. Ở cửa Bắc Môn này vẫn còn vết tích của một quả đạn pháo từ chiếc tàu chiến của giặc Pháp bắn vào ngày 25 tháng 4 năm 1973 trên mặt tường phía ngoài cổng chính. Còn hai cánh cổng bằng gỗ cũng được trùng tu, mỗi cánh có diện tích 12m2 với trọng lượng là 16 tấn được điều khiển trên bánh xe bằng đồng nặng khoảng 80kg.

Hậu Lâu là một toà lầu xây ở sau cụm kiến trúc chính – Hành Cung của thành cổ Hà Nội. Hậu Lâu nằm ở phía sau và đồng thời là phía bắc Hành Cung. Ngày xưa mỗi lần nhà vua đi tuần du thì lầu này là nơi nghỉ ngơi của công chúa nên người ta còn gọi là Lầu Công Chúa.

Đoan Môn có cấu trúc theo kiểu tam quan cửa vòm cuốn. Cửa Chính giữa là dành cho nhà vua qua lại, còn hai cửa bên thì dành cho các đối tượng khác. Phía trên Đoan Môn có vọng lâu được xây bằng gạch, đá kiên cố. Công trình cửa Đoan Môn hoàn thành việc tu sửa vào tháng 10 năm 2001 và đã được ngành du lịch sử dụng.

Cột cờ được xây dựng vào năm 1812 dưới triều vua Gia Long là công trình kiến trúc còn nguyên vẹn nằm trong khuôn viên Viện Bảo tàng Quân Đôi gồm có ba tầng bệ, thân cột và hệ thống cầu thang xoáy ốc bên trong. Còn ba tầng dưới là ba khối vuông xây chồng lên nhau từ to đến nhỏ, trên cùng là thân cột cao khoảng 20m hình lục lăng. Đỉnh cột hình bát giác và có trụ để cắm cờ.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946