Administrator

Tin tức - 25/03/2019 - 462 Lượt xem

Khái Quát Lịch Sử Trung Quốc Qua Các Triều Đại

Lịch sử Trung Quốc đã bắt đầu cách nay hơn 5000 năm, được đánh giá là một trong những nền văn minh có từ lâu đời nhất hiện nay. Theo như một số dấu tích còn lưu lại thì tại thời kỳ đồ đá đã có bầy người xuất hiện tại lưu vực các con sông Hoàng Hà và Trường Giang. Trong giai đoạn xã hội nguyên thuỷ ở Trung Quốc kéo dài đến trước triều Hạ.

lịch sử trung quốc

 Lịch sử Trung Quốc, trước thế kỷ thứ 21 trước công nguyên.

Nhà Hạ: 2205 – 1766 trước công nguyên.

Nhà Thương: 1766 – 1123 TCN.

Tây Chua – Đông Chu: 1122 – 770 TCN

Xuân Thu: 770 – 476 Trước CN.

Chiến Quốc: 476 – 221 TCN.

Nhà Tần: 221 – 206 Trước Công Nguyên.

Tây Hán: 296 – Trước CN – 24 Sau CN.

Đông Hán: 25 – 220.

Thời Tam Quốc: 220 – 280.

Tây Tấn: 265 – 316.

Đông Tấn: 317 – 420

Bắc Triều và Nam Triều: 420 – 589.

Nhà Tuỳ: 589 – 618.

Nhà Đường: 618 – 907.

Thời Ngũ Đại: 907 – 960.

Bắc Tống: 960 – 1127.

Nam Tống: 1127 – 1279.

Nhà Liêu: 906 1125.

Tây Hạ: 1038 – 1227.

Kim: 1115 – 1368.

Nhà Nguyên: 1271 – 1368.

Nhà Minh: 1368 – 1644.

Nhà Thanh: 1644 – 1911.

Nhà Trung Hoa Dân Quốc: 1912 – 1949.

Cộng hoà nhân dân Trung Hoa: 1949 đến nay.

Viết lịch sử Trung Quốc đỏi hỏi phải có sự kỳ công, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ sơ lược từ năm 1911 đến khi nhà nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời.

Vào cuối thế kỷ 19, các nước trong vùng ảnh hưởng của khổng giáo đã thoát khỏi chính thể quân chủ. Bốn nước trong vùng là Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc và Nhật Bản nước thành vương nước thành đế chế. Tuy nhiên đến năm 1911 tại Đông Á chỉ còn một nước theo chính thể quân chủ là Nhật. Việt Nam và Triều Tiên trở thành những nước thuộc địa còn ở Trung Quốc chính thể quân chủ đã bị cuộc cách mạng Sinhai năm 1911 đánh đổ.

Khu vực lúc bấy giờ có hai đặc điểm đập vào mắt: một mặt là sự thiếu vắng hoàn toàn của các phong tào dân chủ ở Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và mặt khác là sự yếu kém đặc biệt của phong trào cộng hoà ở Nhật. Người Trung Hoa, người Việt Nam và người Triều Tiên thậm chí không nêu vấn đề phục hồi nền quân chủ ở nước mình còn người Nhật thì ngược lại, không hứng thú với việc biến nước mình thành một nước cộng hào.

Điều này thể hiện ở sự khác nhau về mặt nguyên tắc trong quan niệm về chính thể quân chủ đã tồn tại ở Nhật. Nhật là nước duy nhất trong khu vực quyết định lật đổ học thuyết khổng giáo, “thiên mệnh” và chính điều này đã cứu chính thể quân chủ của họ.

Điểm đặt biệt của lịch sử Trung Quốc đó là chu kỳ thay đổi của các triều đại xảy ra thường xuyên trong suốt nhiều thế kỷ. Cái chu kỳ ấy được bắt đầu khi một triều đại lên cầm quyền. Người sáng lập ra triều đại có thể là một viên tướng, một nhà quý tộc, một lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa nông dân hay thậm chí đơn thuần là một kẻ chinh phục.

Cha đẻ – người sáng lập, các phụ tá và cái chính là những người kế vị sẽ đặt ra trật tự nơi “Hạ giới”. Theo lệnh của họ, đất đai sẽ được kê biên. Họ đặt ra sưu thế, xây dựng, tu sửa các kênh đào, đê điều, xây dựng đường sá, cung điệp, tiến hành các cuộc chiến tranh chinh phạt các nước lân bang không chịu khuất phục, tài trợ cho khoa học và giáo dục.

Nói chung, họ mở ra một kỷ nguyên vàng và nếu không được thế thì cũng là một cái gì đó tương tự. Thời kỳ rực rỡ ấy có thể kéo dài một trăm và thậm chí vài trăm năm, tuy nhiên dần dần cái bộ máy nhà nước ấy bắt đầu suy đồi. Sưu thuế không thu được hoặc nếu có thu được thì cũng không đủ để chi, các kênh đào khô cạn, đê đập vỡ, quân đội không nhận được lương. Bắt đầu thời kỳ suy sụp và kết quả là sau 200 – 300 năm xây dựng, cả một triều đại kết thúc không còn tồn tại.

Sau cái chết của nó là thời kỳ của những cuộc chiến phân tranh có thể kéo dài nhiều năm có thể kéo dài vài trăm năm. Kết thúc những cuộc chiến ấy là một kẻ nào đó (một vị tướng, một lãnh tụ,…) thống nhất đế chế và tất cả lại bắt đầu lại từ đầu.

Hiện thời tính chu kỳ này được giải thích bởi những quan điểm kinh tế, xã hội (hiện tượng tư hữu hoá đất đai tăng nhanh, sự yếu kém trong việc quản lý đất đai tăng nhanh, sự yếu kém trong việc quản lý các hệ thống quan trọng nhất đối với Trung Quốc là hệ thống giao thông, thuỷ lợi,…)

lịch sử trung quốc 1

Hình ảnh: Lịch sử Trung Quốc, vua Càn Long, vị vua anh minh nhất.

Có lẽ là một sự biện giải như thế là khôn ngoan và có cơ sở song những người Trung Quốc đã từng nhận ra đặc điểm này trong lịch sử của mình vào thời kỳ đầu sau công nguyên lại có một quan điểm khác. Quan điểm này lần đầu tiên được phát biểu bởi Mensi dần dần được khổng giáo chính thống chấp nhận và trở thành quan điểm chung.

Từ quan điểm của các nhà tư tưởng khổng giáo, việc lên ngôi của triều đại này hay triều đại khác chẳng qua là một phần thưởng mà thượng đến ban tặng cho kẻ sáng lập ra triều đại nhờ đức hạnh, sự anh minh và những cái mà ngày nay chúng ta quen gọi là “phẩm chất của người lãnh đạo”. Nói ngắn gọn là thượng đế mới. Chính con người này đã nhận “Thiên mệnh” để nắm quyền cai trị hạ giới.

Tuy nhiên quyền này không phải là vô thời hạn. “Thiên mệnh” chỉ là ước định và thời gian dài hay ngắn còn phụ thuộc vào đức hạnh và sự anh minh của các vị hoàng đế trị vì. Song với thời gian, con cháu của kẻ sáng lập bắt đầu mất đức hạnh và sự anh minh mà một thời cha ông đã có để làm kẻ trị nước cuối cùng sự suy đồi đạo đức của họ đến độ thượng đế không sao chịu được nữa và để bảo vệ cho sự bình yên hạ giới Thượng đế phải gạt bỏ cái triều đại đã thối rữa kia để thay vào một triều đại mới xứng đáng hơn. Thế là diễn ra cái quá trình mà người xưa quen gọi là “thay đổi Thiên Mệnh – cuộc cách mạng”.

Xem thêm >>> Sự Phát Triển Của Lịch Sử Trung Hoa phần 2.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946