Hồ Tây ở phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội. Còn có nhiều tên gọi khác hồ Kim Ngưu, do sự tích con trâu vàng Trung Quốc nghe tiếng chuông của Khổng Lồ, chạy sang Việt Nam rồi ẩn mãi dưới lòng hồ. Ngoài ra còn có tên khác là Dâm Đàm, có nghĩa là đầm có nhiều sương mù. Dâm Đàm là tên gọi từ thời lý, Trần. Qua thời hậu Lê mới gọi hẳn là hồ Tây cho đến ngày nay.
I. Giới Thiệu Hồ Tây Hà Nội.
Hồ Tây có diện tích 500 ha với chu vi là khoảng 14,8 km, mặt nước mênh mông. Vẻ đẹp quyến rũ bởi sắc tím bằng lăng, cánh phượng hồ đỏ khi hè về, nỗi buồn man mác của không gian, của hàng liễu rũ ngày đông… Những khoảnh khắc đi tản bộ buổi chiều bên hồ Tây thật lãng mạn.
Vào thời vua quan ngự trị trên đất Thăng Long làm kinh đô, chung quanh hồ được cho xây dựng nhiều cung điện để làm nơi ngắm cảnh như các cung Thuý Hoa, Từ Hoa (nay là chùa Kim Liên) đời nhà Lý, điện Hàm Quang (nay là chùa Trấn Quốc), cung Ngọc Đảm, đời Trần.
Có thể nói hồ Tây là góc lãng mạn nhất của Hà Nội đa màu, là thế giới trong trẻo, phóng khoáng và thơ mộng. Chính vì thế nó trở thành nguồn cảm hứng của biết bao nhà thơ, nhà văn, nghệ sỹ… với nhiều tác phẩm nổi tiếng để đời.
II. Truyền Kỳ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Tại Hồ Tây.
Vào đầu thế kỷ thứ 17, trạng nguyên Phùng Khắc Khoan (1528 – 1613) trong một buổi nhà du ở Hồ Tây cùng hai người bạn gặp một cô gái đẹp tuyệt trần. Bốn người trò chuyện và làm thơ với nhau rất tương đắc. Khi ông trạng Phùng hỏi tên tuổi thì người phụ nữ thi sỹ này chỉ mỉm cười, làm một câu thơ xong rồi biến mất. Phân Tích bài thơ này, ông trạng nguyên họ Phùng nhận ra đó là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Dân làng Tây Hồ lập ra ngôi phủ để thờ bà từ đó.
III. Địa Điểm Thăm Quan Gần Hồ Tây.
1. Đền Thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Ở phía Đông có một doi đất nhô ra mặt hồ như một bán đảo. Nơi đó có làng Tây Hồ, là một làng cổ kính của kinh thành Thăng Long xưa. ở đầu làng, sát ngay mép nước, ngôi đền thờ bà Liễu Hạnh, một nhân vật có thật sống vào thế kỷ thứ 17 được nhân dân sùng kính, tôn thờ làm Thánh Mẫu. Ở mọi nơi khác, nơi thờ bà Thánh Mẫu được gọi là đền, nhưng ở hồ Tây người ta gọi là Phủ Tây Hồ.
2. Chùa Vạn Niên.
Là một ngôi chùa cổ kính, kiến trúc chùa theo thời Nguyễn, nằm trên đường Lạc Long Quân, trong chùa có thờ cúng Phật và bà chúa Liễu Hạnh.
Khi đi vào khuôn viên chùa Vạn Ninh du khách sẽ thấy mặt bằng chùa có tam quan, chùa chính và điện mẫu. Chùa được xây dựng hơn 1000 năm và nằm trong top lâu đời nhất của thủ đô. Trong chùa được bài trí hơn 40 pho tượng cùng 10 đạo sắc phong thần từ các đời vua Lê, Tây Sơn. Những di vật này khiến chùa trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút du khách.
3. Chùa Thiên Niên.
Là ngôi chùa tại phường Bưởi, quận Tây Hồ, trong chùa có thờ phật và bà Phạm Thị Ngọc Đô thứ phi của vua Lê Thánh Tông, bà được người dân mến mộ bởi có công truyền dạy nghề dệt lĩnh cho vùng. Chùa tuy không có kiến trúc đồ sộ hay nhiều di vật nhưng vẫn thu hút được đông người đến hành hương, cúng bái.
4. Chùa Võng Thị.
Là ngôi cổ tự được xây từ thời vua Lý Nhân Tông, ngôi chùa trải qua bao thời kỳ chiến tranh. Khi bước vào bên trong chùa du khách sẽ thấy nơi đây thờ vị đô Uý Mục Thận của triều Lý Nhân Tông.
Hiện chùa Thị Võng đã được trùng tu lại nhưng vẫn giữ được dáng vẻ xưa. Chùa được công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
5. Đầm Sen Hà Nội.
Là một hồ tự nhiên lớn ở thủ đô, du khách có thể checkin, chụp ảnh bên những đoá hoa sen rực rỡ. cứ mỗi khi đến mùa sen nở, hồ Tây dịu dàng hơn bởi màu hồng thắm phủ cả một góc hồ. Nhiều bạn trẻ thích thú với việc mặc những chiếc áo dài chụp các kiểu ảnh đẹp để lưu lại thời thanh xuân.
Ngoài ra, xung quanh hồ Tây còn nhiều điểm thăm quan hấp dẫn như đền Quán Thánh, Chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, chùa Tảo Sách, Bến Hàn Quốc,… có dịp du lịch Hà Nội du khách hãy khám phá nhé.