Administrator

Tin tức - 16/12/2019 - 358 Lượt xem

Hành Trình Khám Phá Núi Yên Tử, Quảng Ninh

Núi Yên Tử là một địa danh nổi tiếng tại thành phố Uông Bí. Ngọn núi được xem là nơi gắn kết với tín ngưỡng phật giáo nước ta, Núi Yên Tử là nơi vua Trần Nhân Tông khi rời ngôi lên núi tu hành.

1. Giới Thiệu Về Địa Danh Yên Tử.

núi yên tử

Yên Tử hay còn gọi là Bạch Vân Sơn là ngọn núi thuộc xã Thượng Yên, thành phố Móng Cái.Tại đây vào thời đại nhà Trần, thiền phái Trúc Lâm phát tích. núi này trở thành trung tâm phật giáo của nước Đại Việt, kể từ thế kỷ thứ 13, Quần thể núi Yên Tử có đến 11 ngôi chùa và hàng trăm am, tháp. Chùa Đồng ở trên đỉnh cao nhất, 1.068m so với mặt biển. Tại núi này có một tháp cao 3 tầng bằng đá, niên đại Cảnh Hưng thứ 19-1758 được coi là cổ nhất.

2. Đường Lên Núi Yên Tử.

Hàng năm, lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày mồng 9 tháng giêng kéo dài đến hết tháng 3. Hành hương nhân dịp lễ hội còn có thêm thú vui leo núi. Hiện đã có hệ thống di chuyển bằng cáp treo đến chùa Hoa Yên (từ Hoa yên đến chùa Đồng chưa có). Trên đường đi, mỗi chặng là một ngôi chùa, ngọn tháp. Mỗi nơi có một truyền tích lý thú, hấp dẫn.

bảng đồ du lịch yên tử

Núi Yên Tử cao nhất ở miền Hải Đông, đỉnh núi thường có mây bao phủ nên từ xưa núi này có tên là Bạch Vân Sơn. Tại đây, vào cuối đời, giã từ quyền binh sau khi lãnh đạo quân dân chiến thắng quân Nguyên Mông Xâm Lược, vua Trần Nhân Tông đã sống chuỗi ngày tu hành và là một người đứng đầu trong ba vị tổ sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm ở nước ta.

cáp treo yên tử

Trên đỉnh núi cao hơn 1000m và cách xa thành phố Uông Bí 14km về hướng Tây Bắc, du khách có cảm tưởng như đang đi trong mây. Vào những ngày trời nắng, du khách thấy được ống khói nhà máy xi măng Hải Phòng và trước đây còn thấy những cánh buồm dơi nâu đỏ trong ánh nắng rực rỡ trên sông nước Bạch Đằng.

3. Những Ghi Chép Sử Sách Về Núi Yên Tử.

núi yên tử 3

Tên Yên Tử do Thái Thượng Hoàng (vua cha) Trần Nhân Tông đặt khi biết trước mắt có núi Yên Phụ, nơi thờ An Sinh Vương Trần Liễu: Ngài nói: “Đức An Sinh Vương là bậc tông tổ còn ta là hạng cháu con. Ngài đặt tên núi ngài ngự là Yên Phụ, vậy núi này chỉ nên đặt là núi Yên Tử cho phải đạo”. Từ đó, núi có Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tông tu hành lấy tên là núi Yên Tử.

Những dấu tích kiến trúc chùa tháp trên núi đều thuộc về thời Trần và các thời kỳ tiếp nối về sau.

Suốt Chặng đường từ chân núi lên đến đỉnh dài gần 30km, có tới hơn 20 công trình lớn nhỏ được xây dựng vào nhiều thời kỳ khác nhau, với những kỳ công tuyệt diệu. Đường lên núi trước đây khá vất vả, cho nên từ bao giờ dân gian có câu:

“Nào ai quyết chí tu hành
Có về Yên Tử mới đành lòng tu.”

4. Công Trình Kiến Trúc Tại Núi Yên Tử.

núi yên tử 2

Khởi đầu, dưới chân núi có một ngôi chùa bình dị nằm cạnh bên bờ suối. Suối này gọi là suối Tắm. Còn ngôi chùa có tên là chùa Cầm Thực, có nghĩa là vào đây phải nhịn ăn và trước đó du khách cần phải ra suối để tắm cho sạch sẽ trước. Bên một dòng suối khác có tên là suối Lân cũng có ngôi chùa mang tên Lân.

Mỗi ngôi chùa đều có một chuyện tích riêng, hình thành từ thuở thái thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia lên núi tu hành. Đường lên núi Yên Tử phải qua cửa ngăn, có nghĩa là cửa ngăn bụi trần, có miếu nhỏ thờ nữ thần và chùa ở suối tắm là nơi Thái Thượng hoàng đã tắm trước khi nhập thiền. Qua suối Tắm mới đến chùa Cầm Thực.

Bắt đầu từ đây, Thái thượng hoàng đã quyết chí tu hành, nên chỉ uống nước cầm hơi. Đi tiếp nữa là qua dốc Mụ Chị, Mụ Em, đến Linh Động tự, tức là chùa Lân. Có 25 ngọn tháp bằng gạch và đá. Đẹp nhất là tháp Tịch Quang, nơi giữ xá Lỵ sư Tuệ Quang, người sáng lập ra chùa này. Tháp ghi niên đại: Bảo Thái Bát Niên (1727).

5. Thắng Cảnh Di Tích Trên Đường Lên Bạch Vân Sơn.

núi yên tử 1

Đường đi qua nhiều dốc, nhiều suối. Ở núi Giải Oan, tương truyền rằng các cung tầng mỹ nữ sau khi khuyên thái thượng hoàng hoàn tục không được đã tuẫn tiết ở suối này. Thái thượng hoàng cảm khái,m cho lập đàn tràng thờ cúng nên có tên là Giải Oan.

Từ Giải Oan, vượt dốc Dây Diều, Vá Quỳ, ở quãng đường này có cây tùng và trúc mọc xanh tươi, suốt ngày có tiếng vượn kiêu, chim hót, đến một gò đất rộng và bằng phẳng, ở độ cao 400m có 8 ngôi tháp, trong đó có 3 tháp đá cao 3 tầng. Ngọn cổ nhất có niên đại “Cảnh Hưng thập cửu niên” (1758), tháp Chân Bảo (1770), tháp Tịnh Trú (1863).

Đi thêm khoảng 100m nữa, du khách đến khu tháp Tổ, rộng khoảng 3000m2 có 97 ngọn tháp. Chính giữa là lăng Quy Đức, giữa lăng là tháp tổ, có tên là Huệ Quang Kim Tháp, nơi giữ xá lỵ của Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ, tức là xá lỵ của Thái thượng hoàng, Điền Ngự Giác Hoàng. Tháp này gồm 46 tảng đá ghép lại, bệ tháp hình đài sen có 102 cánh, trong đó có pho tượng Đức nài Điền Ngự Giác Hoàng bằng đá cẩm thạch cao 62cm.

Từ khu tháp cổ đi theo đường đá lát đến Vân Yên ngự (chùa Mây Khói, còn gọi là chùa Cả. Qua dốc Voi Xô du khách đến núi Hạ Kiệu, ghi dấu nơi vua Trần Anh Tông lên thăm vua cha, phải xuống kiệu từ đây.

Đường lên chùa Yên Tử Xếp đá làm thành bậc, hai bên trồng hai hàng thông, nay đã thành cổ thụ, có cây chu vi được 4,6m. Tại đây các nhà khảo cổ thời nay tìm thấy nhiều chứng tích thời Tần như loại gạch xây tường quanh tháp Tổ, trên đỉnh tường lợp ngói mũi hài kép, cũng là sản phẩm đích thực của thời đại nhà Trần.

6 Chùa Hoa Yên.

Con đường từ cửa tò vò sau tháp Huệ Quang lên chùa Hoa Yên lát toàn gạch vuông lớn, in nổi hoa cúc, ngày nay vẫn còn nguyên vẹn, đếm được tới 84 viên.

chùa hoa yên

Chùa Hoa Yên và những chùa xung quanh đã tạo nên một quần thể kiến trúc chính cho khu Yên Tử. Vào thời nhà Trần,m chùa còn gọi là Vân Yên.

Vào niên hiệu Hồng Đức, vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) vốn là nhà một người yêu thơ ca, có lần ngự giá đến đây thăm chùa, thấy hoa cỏ tươi xanh nhà vua mới cho cải tên Vân Yên Tự thành hoa Yên Tự. Chùa này có nhiều hoa cúc, vạn thọ rực rỡ, nhìn xa như ánh hào quang. Kế bên chùa này có một cây đại thọ, tính ra cũng đã trên 700 năm tuổi, có lẽ được trồng từ thuở còn thái thượng hoàng Trần Nhân Tông tại vị.

Tượng Điền Ngự Giác Hoàng đặt ở hậu cung chùa, bên phải chùa có suối Ngự Dội, nghĩa là suối vua Tắm.

Ức trai tiên sinh Nguyễn Trãi xưa kia cũng có lần lên thăm chùa Hoa Yên, để lại bài thơ cảm tác về chùa Hoa Yên như sau:

Trên non Yên Tử chòm cao nhất

Trời mới canh năm đã sáng tinh

Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả

Nói cười người ở giữa mây xanh

Muôn hàng giáo ngọc che gài cửa

Bao dải tua châu đá rủ mành

Dấu cũ Nhân Tông còn vẫn đấy

Trung đồng thấy giữa ánh quang minh.

Hai bên chùa Hoa Yên có viện phủ đề, lầu trống, lầu chông, nhà dưỡng tăng và nhà khách nghỉ. Ở phía xa hơn, bên phải chùa Hoa Yên có chùa Thiền Định là nơi xưa Điền Ngự Giác Hoàng đọc kinh niệm phật, còn bên trái có chùa một mái là nơi ngài đọc sách.

Sau lưng chùa Hoa Yên có chùa Phổ Đà. Ngược lên đỉnh núi có chùa Bảo Sái, rồi lên cao nữa là chùa Vân Tiêu. Phong cảnh của chùa Vân Tiêu xưa chắc là đẹp lắm, nên vua Trần Nhân Tông đã từng hứng khởi ca ngợ trong bài thơ Tiêu Am với câu:

Đình đình bảo các cao phan vân

Kim Tiên cung khuyết vô phàm trần.

Với vẻ đẹp tĩnh lặng mà thanh cao của Yên Tử đã giải thích vì sao các vua Trần, kể từ Trần Nhân Tông, một vị vua hai lần cầm quân kháng chiến chống giặc thù phương Bắc đã chọn nơi này, đỉnh non cao vùng Đông Bắc nước nhà để làm nơi cầu kinh niệm phật, tìm sự thư thái tâm hồn vào lúc cuối cuộc đời. là một thắng cảnh đẹp thu hút nhiều khách du lịch Quảng Ninh, có dịp bạn hãy khám phá Núi Yên Tử nhé!

Đánh giá post
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946