Administrator

Tin tức - 31/10/2019 - 481 Lượt xem

Dân Tộc Dao Và Những Nét Văn Hoá Đặc Sắc

Dân tộc Dao là một trong 54 dân tộc anh em sinh sống chủ yếu ở miền núi phía Bắc nước Việt Nam như các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, lạng Sơn, Tuyên Quang. Người dao có những nét văn hoá đặc sắc lưu truyền từ xưa.

Người Dao ở Sapa thuộc nhóm Dao đỏ, phụ nữ thường quấn khăn hay đội mũ đỏ, áo xanh đen có nhiều hoa văn đỏ, trắng ở cổ, vạt và tà áo. Trang phục của phụ nữ Dao đỏ ở Sapa được coi là đẹp nhất trong các nhóm người Dao ở miền cao Bắc bộ. Đa số người Dao vẫn còn theo tập tục xưa là cạo nhẵn lông mày và phần tóc trên trán.

dân tộc dao

Khi du lịch Sapa đến các xã như Tả Phìn, Nậm Cang, Thanh Kim, Suối Thầu, Trung Chải có đông người Dao cư ngụ nhất. Người Dao ở Sapa có nhiều đất canh tác, rất đông gia đình trồng các loại cây ăn trái cạnh bìa rừng. Các lái buôn tới thu mua để đem bán qua Trung Quốc, nhờ vậy cuộc sống của họ khá giả. Nhiều nhà tiện nghi và phương tiện tốt như: tivi, xe máy, thậm chí có ô tô, máy kéo dùng cho nông nghiệp.

Dân tộc Dao có chữ viết riêng, dựa vào chữ cổ của Hán ngữ. Loại chữ này gọi là chữ Nôm – Dao. Tuy nhiên, ngày nay chỉ có những người cao tuổi mới đọc hiểu và viết được loại chữ này.

Đời sống người Dao vẫn còn nặng tín ngưỡng. Người đàn ông Dao phải chịu lễ “cấp sắc” mới được coi là người lớn, được thánh thần, âm binh chấp nhận.

Đời Sống Văn Hoá Người Dân Tộc Dao.

Ít dùng nhạc cụ, người Dao có lối hát đối giao duyên giữa trai làng này gái làng kia, thường diễn ra thâu đêm suốt sáng. Đã từ lâu, vào mỗi tối thứ 7 cuối tuần trai gái Dao ở Sapa thường tụ họp tại khu chợ và trên một số đường trong thị trấn để hát, sau phiên chợ bán buôn. Từ đó mới có chợ tỉnh Sapa, rất độc đáo mang tính vừa hồn nhiên vừa lãng mạn. Vào những năm sau này, các nhóm hát giao duyên tản ra xa.

dân tộc dao 1

Những thanh niên nam nữ ý tứ không thích hát ở chợ vì nhiều du khách đến xem và thường hay chụp ảnh lén. Chụp ảnh khi họ chưa thành vợ chồng là điều tối kỵ. Có khi là điều cấm kỵ đối với phụ nữ dân tộc Dao. Người cầm máy ảnh muốn chụp, tốt nhất là nên đề nghị trước và tặng họ một số tiền làm quà, có lẽ lịch sự và hữu ích cho họ hơn.

Người dân tộc Dao đỏ ở Sapa có lễ hội truyền thống đặc thù vào ngày mồng 1 và mồng 2 tết Nguyên đán hàng năm. Lễ hội này gọi là Tết nhảy, được tổ chức tại nhà ông trưởng họ. Đây là lễ hội để tổ chức nhảy và múa theo các điệu võ, đi săn bắn, tắm rước các tượng tổ tiên bằng gỗ và biểu diễn một số ma thuật theo tập quán cổ truyền.

Tại bản Tả Phìn, Tết Nhảy được coi là điển hình cho nghi thức thở phụng tổ tiên. Vào khoảng cuối giờ Thìn và đầu giờ Tỵ ngày mồng 1 hoặc mồng 2 tết, ba dòng họ lớn gồm Lý, Bàn và Triệu ở trong làng xã tụ họp lại, tổ chức nghi lê tại nhà ông trưởng họ.

Một top nam thanh niên, gọi là “sài cỏ” được một “chái peng pi” (thầy cả) hướng dẫn tổ chức nhảy 14 điệu biểu diễn, mở đầu buổi lễ để đón rước tổ tiên cùng thần linh về dự lễ tết. Các điệu nhảy gồm:

– Nhảy múa một chân, đầu cúi xuống, ngón tay trỏ đưa lên cao là điệu chào cha mẹ, tổ tiên đã quá vãng.

– Mùa “Pè họ” là múa cò, biểu diễn theo thể cách loài chim cò bay là điệu nhảy múa mời tiên nương, tiên nữ giáng trần chung vui.

– Điệu múa “mùng hú”, mô phỏng theo kiểu đi của loài cọp có ý nghĩa mời tổ sư thầy cả về dự tết.

Mỗi điệu nhảy có tính tượng hình cao, diễn tả cảnh các tổ tiên, thần thánh hạ giới dự tết cùng các thế hệ người dân tộc Dao.

điệu múa dân tộc dao

Kết thúc điệu nhảy đón chào tổ tiên, thần thánh, các dòng họ trong bản làm lễ rước tượng tổ tiên. Những tượng này là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tinh vi của người Dao. Tượng được khắc đẹp với trang phục cổ xưa, cao từ 20 đến 25cm, đường kính 5cm. Bàn tay phải của tượng cầm thẻ bài ghi rõ tên của ông tổ. Thường ngày tượng được bọc kín bằng lớp vải trắng, chỉ vào ngày tết mới được người Dao rước xuống làm lễ tắm gội, thay khăn choàng mới. Nước tắm có mùi hương thơm đặc chế từ vỏ loại cây “Sam mụ”.

Sau nghi lễ tắm gội tượng, người dân tộc Dao lại tổ chức các điệu nhảu dâng gà, thầy cả cùng 3 thanh niên tay cầm gà trống đỏ, vàng nhảy theo nhiều động tác dâng gà, gồm động tác dâng lên đầu, động tác vác gà qua hai vai và vừa múa vừa vặt đầu gà. Sau cùng là điệu múa cờ.

Tết Nhảy Của Người dân tộc Dao.

Tết Nhảy kéo dài từ cuối giờ Thìn đến giờ Dậu, tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian gồm từ nhảy múa, âm nhạc, ca kệ, kể sự tích dòng họ, công lao tổ tiên đến nghệ thuật tạo hình với tranh thờ, tranh cắt giấy, khắc chạm tượng gỗ.

Người dân tộc Dao ở làng khe Mụ, huyện Bảo Thắng, Lào Cai còn có lễ lập tịch. Họ tự chọn trong tháng nông nhàn trước hoặc sau tết để tổ chức tại nhà và trong khuôn viên người làm lập tịch.

Lễ này có các nghi thức thử thách, rèn luyện người lập tịch như lễ nhảy từ tháp cao xuống lưới võng, lễ răn dạy, các điệu múa nghi lễ như múa sạp, múa gà, múa trống đất.

Người dân tộc Dao có dân số hơn nửa triệu người ở Việt Nam. Cũng có ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan. Họ tự gọi là Dìu Miền, Dìu, Dao, Miền, xưa kia người ta còn gọi là Mán.

Người dân tộc Dao có quan hệ khá gần với người H’Mông. Cả hai dân tộc này được nhà nghiêm cứu xếp vào cùng trong nhóm ngôi ngữ H’Mông – Dao và quan niệm rằng cả hai có cùng một nguồn gốc từ thời xa xưa, nhưng đã chia tách dần và bị phân tán trên đường di cư trải qua nhiều thế kỷ.

Do vậy, hiện thời cả hai dân tộc mang nhiều bản sác khác biệt nhau trong cuộc sống, dù rằng tại nhiều nơi, kể cả trong số bản làng ở Sapa, mà tiêu biểu nhất là Tả Phìn họ vẫn sống chung với nhau.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946