Administrator

Tin tức - 22/08/2019 - 430 Lượt xem

Đàn Đá – Âm Hưởng Độc Đáo Của Dân Tộc Tây Nguyên

Đàn đá Tây Nguyên là một trong những nhạc cụ cổ nhất của Việt Nam và thô sơ nhất của loài người. Đàn được làm bằng đá với kích thước dài ngắn, mỏng khác nhau. Khi gõ vào các thanh đá dày có âm trầm, thanh đá ngắn mỏng có tiếng thanh.

Đàn đá hiện được UNESCO xếp vào danh sách nhạc cụ vă hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Theo ghi chép đàn đá là nhạc cụ tự thân vang thuộc loại Xilôphôn (Xylophone) và mêtanlôphôn (metallophone). Mỗi nhạc cụ là một bộ phận gồm nhiều đá hợp thành, mỗi thanh đá có kích cỡ và hình dáng riêng không giống nhau.
Các thanh đá này được chế tác bằng cá phương thức ghè đẻo thô sơ. Vật liệu dùng để làm bàn đá là những loại đá có sẵn ở các vùng núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

đàn đá

Nhạc cụ đàn đá là loại nhạc cụ cổ xưa, gần đây người ta phát hiện được ở di chỉ khảo cổ học Bình Đa, tỉnh Đồng Nai vào những năm đầu thập kỷ 1990 với gần 200 thanh đá rải rác ở một số tỉnh. Một số dân tộc Tây Nguyên hiện vẫn còn lưu giữ những thanh đàn đá phát hiện tình cờ. Thanh đàn đá được dùng trong các lễ hội để cúng thần, cũng có khi được dùng để giữ nương rẫy.

Vào năm 1949, công nhân làm đường phát hiện tại N Dut Liêng Krak tỉnh Đăk lăk một bộ gồm 11 thanh đá xám có dấu hiệu được ghè đẻo bởi bàn tay con người có kích thướt khác nhau.

Nhà khảo cổ Pháp Georges Condomimas đang công tác tại viện Viễn Đông Bác Cổ đã đưa các thanh đá này về Paris nghiêm cứu và khẳng định không giống bất cứ nhạc cụ bằng đá nào được khoa học ghi nhận trước đó. Sau đó bộ đàn đá đã được trưng bày ở bảo tàng con người Paris, Pháp, đến nay các giới khảo cổ đã sưu tầm và tìm được khoảng 200 thanh đàn đá nằm rải rác ở các vùng Nam Tây Nguyên, mỗi bộ đàn có từ 3 – 15 thanh lớn nhỏ.

Sự độc đáo trong bộ đàn này có nhiều thanh với âm độ khác nhau, có thể diễn tấu các bản nhạc truyền thống đến hiện đại, hoặc là các ca khúc quốc tế. Tại các phòng triễn lãm Tây Nguyên, bộ đàn này được trưng bày để du khách trong và ngoài nước chiêm ngưỡng.

Một khách du lịch Việt đến từ Nga, bà Natalia tại khu du lịch Yang Bay chia sẻ: “tôi rất thích bộ đàn đá của các bạn. Tôi đã đi nhiều nơi nhưng đây là lần đầu được chiêm ngưỡng loại nhạc cụ độc đáo. Khi người nghệ sỹ tấu khúc nhạc Nga bằng đàn này, tôi thấy Việt Nam và Nga không còn biên giới, âm nhạc từ đàn này đã đưa chúng ta lại gần nhau.”

Trải qua hàng ngàn năm, dù đã chuyển sang sử dụng cồng Chiêng, nhưng người dân tộc Tây Nguyên vẫn giữ gìn, bảo quản bộ đàn đá cổ xưa. Tập quán chơi đàn được lưu truyền qua nhiều thế hệ và Đàn đá Tây Nguyên được tổ chức UNESCO xếp vào danh sách những nhạc cụ độc đáo cảu nền văn hoá Tây Nguyên.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946