Administrator

Tin tức - 16/11/2018 - 361 Lượt xem

Công Trình Thuỷ Lợi Miền Tây Nam Bộ Thế Kỷ 19

Công trình thuỷ lợi đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, thuỷ lợi nam bộ thế kỷ 19 đang được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Ở tỉnh An Giang ngày nay, kênh Vĩnh Tế thuộc địa phận Châu Đốc nối liền với Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, dọc theo đường biên giới Việt Nam và Campuchia là dấu tích một kỳ công về đẫn thuỷ nhập điền, phục vụ đời sống, phát triển kinh tế nông nghiệp và mở rộng giao thông đường thuỷ của người xưa dành cho đồng bào định canh, định cư đồng bằng Nam bộ. Kỳ công này được tiến hành vào đầu thế kỷ 19, bằng sức người cật lực.

thuỷ lợi nam bộ thế kỷ 19

Vào năm 1802, vua Gia Long ngay sau khi lên ngôi đã chú ý đến việc đẩy mạnh các nổ lực khẩn hoang và giữ gìn an ninh quốc phòng tại vùng đất mới phía Tây Nam đất nước. Muốn hiệu quả cần có kế hoạch và xúc tiến đào kênh, khơi ngòi.

Năm 1816, vua Gia Long ra lệnh cho các quan ở địa phương là Lưu Phước Tường và Nguyễn Đức Sĩ đo đạc đường đất, vẽ bản đồ để chuẩn bị đào kênh.

Khở đầu, đào kênh Tam kê vào năm 1818, khi thành hình gọi là Thoại Hà (Sông Thoại)

Thoại Hà – kênh Long Xuyên – Rạch Giá

Theo bia đặt tại núi Sập (Thoại Sơn) tỉnh An Giang thì con kênh này dựa theo một con lạch cũ. Lúc bấy giờ, Nguyễn Văn Thoại đang trấn thủ Vĩnh Thanh, khu vực tiền thân của Vĩnh Long ngày nay, được lệnh thi công, ông đã huy động tới 1500 dân công bao gồm người Việt và Khmer tiến hành phát quang, đốn cây rậm, vét móc bùn lầy để đào 1 con kênh dài 12.410 tầm (1 tầm tương đương 2,56m) rộng hơn 19 trượng (khoảng 40m), sâu 18 thước ta (7,2m). Chỉ trong 1 tháng thi công là con kênh được hoàn chỉnh. Vua thưởng công cho quan trấn thủ Nguyễn Văn Thoại bằng cách lấy tên Thoại đặt tên cho con Kênh, do đó mới có tên là Thoại Hà.

Con kênh thực sự đắc dụng. Ghe thuyền chèo tới lui đông đúc với sự phấn khởi của mọi người. Đây là thuỷ lộ quan yếu của một vùng rộng lớn giúp cho nông nghiệp sản xuất phát triển, hàng hoá nông phẩm chuyển vận lưu thông nhanh lẹ, kinh tế dân sinh tiến phát.

Con kênh đào này dẫn nước ngọt và phù sa sông Hậu về tới các cánh đồng ở phía Tây Bắc Vùng Rạch Giá – Kiên Giang vốn đã bị ô nhiễm nặng, cư dân canh tác không thuận lợi. Nhờ vậy mà vùng này đã được cải tạo.

Hơn nữa, thuỷ lộ mới mở này là con đường tắt, lại ngắn, và khá an toàn cho giao thông vận tải thuỷ ở vùng duyên hải Rạch Giá – Hà Tiên đi về Cần Thơ, Long Xuyên, ghe thuyền khỏi phải chèo dọc theo bờ biển, xuống tới mũi cà Mau rồi chèo ngược vòng lên, rất tốn kém phí tổn và mất nhiều thời giờ, lại có khi thêm nguy hiểm vì gió bão thời tiết, biển động bất thường và hay bị cướp biển chặn đường.

Công trình thuỷ lợi nam bộ thế kỷ 19 Cho tới ngày nay con kênh đào này vẫn còn tồn tại vị trí quan yếu và cần thiết trong hệ thống giao thông đường sông vùng An Giang – Kiên Giang và để cho dễ nhớ dân gian và giới ghe thuyền xuôi ngược trên sông nước vẫn thường gọi là Kênh Long Xuyên – Rạch Giá.

Vào năm 1822 Nguyễn Văn Thoại cho dựng bia tại núi Sập, ( được gọi là Thoại Sơn, cũng lấy tên Thoại đặt cho núi), khăc ghi công trình đào kênh và tưởng niệm những người đã bỏ mình vì rừng thiêng, nước độc.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946